Phương tiện truyền thông Doraemon_(hoạt_hình)

Manga

Ban đầu Doraemon được xuất bản bởi Shogakukan tại Nhật Bản từ ngày 1 tháng 12 năm 1969 trên hai tạp chí giáo dục dành cho trẻ em là Yoiko (よいこ, Yoiko? tạm dịch "nhà trẻ") và Yōchien (幼稚園, Yōchien? tạm dịch "mẫu giáo"); tháng tiếp theo ra mắt trên tạp chí Shogaku Ichinensei (小学一年生, Shogaku Ichinensei? tạm dịch "lớp Một"), Shōgaku Ninensei (小学二年生, Shōgaku Ninensei? tạm dịch "lớp Hai"), Shōgaku Sannensei (小学三年生, Shōgaku Sannensei? tạm dịch "lớp Ba") và Shogaku Yonnensei (初学四年生, Shogaku Yonnensei? tạm dịch "lớp Bốn"). Từ năm 1973, bộ truyện được phát hành thêm trên hai tạp chí Shogaku Gonensei (小学五年生, Shogaku Gonensei? tạm dịch "lớp Năm") và Shogaku Rokunensei (小学 六年生, Shogaku Rokunensei? tạm dịch "lớp Sáu"). Các câu chuyện trên mỗi tạp chí là khác nhau, đồng nghĩa với việc tác giả phải sáng tác ít nhất là 6 câu chuyện mỗi tháng. Năm 1977, CoroCoro Comic đã ra đời như một tạp chí chuyên về Doraemon.[27][28]

Từ năm 1974, Fujiko bắt đầu chắt lọc các chương truyện mà ông đã đăng tải đóng gói thành tankōbon,[7] được phát hành từ ngày 31 tháng 7 năm 1974 đến ngày 26 tháng 4 năm 1996 dưới ấn hiệu Tentōmushi Comics (てんとう虫コミックス, Tentōmushi Comics?), với tổng cộng 45 tập.[29][30][31] Nhằm tri ân những đóng góp của tác phẩm, tại Thư viện Trung tâm thành phố Takaoka quê hương tác giả, người ta đã thiết lập một khu vực đặc biệt trưng bày toàn bộ tuyển tập tankōbon của Doraemon cùng với các tác phẩm khác của Fujiko.[32][33] Trong khoảng thời gian từ ngày 25 tháng 4 năm 2005 đến ngày 28 tháng 2 năm 2006, năm tập đã được xuất bản với tựa đề Doraemon Plus (ドラえもん プラス, Doraemon Plus?) gồm 104 câu chuyện khác không nằm trong 45 tập tankōbon đã xuất bản trước đó;[34][35] vào ngày 1 tháng 12 năm 2014, tập thứ sáu của bộ truyện được xuất bản, bao gồm 18 câu chuyện khác.[36] Thêm vào đó, những câu chuyện chưa xuất bản đã được phát hành thành sáu tập với tựa đề Doraemon Kara Sakuhin-shu (ドラえもん カラー作品集, Doraemon Kara Sakuhin-shu ? tạm dịch "Doraemon: Tuyển tập tranh truyện màu") từ ngày 17 tháng 7 năm 1999 đến ngày 2 tháng 9 năm 2006; thông qua ấn bản này, có thêm 119 câu chuyện khác đã được bổ sung.[37][38] Từ tháng 7 năm 2009 đến tháng 12 năm 2012, Shogakukan cho phát hành 20 quyển Fujiko F. Fujio Daizenshū Doraemon (藤子・F・不二雄大全集 ドラえもん, Fujiko F. Fujio Daizenshū Doraemon? tạm dịch "Fujiko F. Fujio Toàn tập: Doraemon") trong đó bao gồm tất cả 1345 câu chuyện Doraemon do Fujiko sáng tác.[39][40] Vào tháng 12 năm 2019, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Doraemon ra đời, Shogakukan đã phát hành một tập trong đó tập hợp sáu phiên bản khác nhau về lần gặp gỡ đầu tiên giữa Nobita và Doraemon.[41]

Manga Doraemon được Nhà xuất bản Kim Đồng ấn hành lần đầu tại Việt Nam vào năm 1992. Tựa của bộ truyện phiên âm thành Đôrêmon còn tên nhân vật được sửa đổi cho quen thuộc với cách đọc của thiếu nhi Việt Nam (xem thêm: Doraemon tại Việt Nam).[42] Sau năm 1996, Nhà xuất bản Kim Đồng chính thức ký kết với Shogakukan để phát hành Đôrêmon có bản quyền tại Việt Nam. Từ năm 2010, Kim Đồng tái phát hành bộ truyện Doraemon mới trong đó đổi lại tựa đề, tên nhân vật cũng như bản dịch trên tinh thần bám sát nguyên tác.[42]Doraemon cũng được mua bản quyền phát hành tại một số quốc gia khác trên thế giới như Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan, Hồng Kông, Hàn Quốc, Indonesia, Philippines, Pháp, Tây Ban NhaÝ.[43] Tại Hoa Kỳ, tác phẩm được Amazon phân phối ở định dạng kindle.[44][45]

Anime

Bìa DVD đầu tiên của anime Doraemon (loạt phim 1979) do Shogakukan tái phát hành vào năm 2009.

Loạt anime Doraemon đầu tiên được sản xuất vào năm 1973 bởi Nippon TV Dōga sau đó phát sóng trên Nippon Television từ 1 tháng 4 đến 30 tháng 9 cùng năm, với 26 buổi phát sóng trong đó mỗi buổi phát hai tập, có tổng cộng 52 tập đã lên sóng;[46][47] tiền thân là một tập phim thí điểm mang tên "Doraemon Mirai Kara Yattekuru" (ドラえもんが未来からやってくる, "Doraemon Mirai Kara Yattekuru"? tạm dịch "Doraemon - người bạn đến từ tương lai") phát sóng vào tháng 1 năm 1973, mà Masami Jun đã không tham gia vào quá trình sản xuất.[48] Đạo diễn của series là Kaminashi Mitsuo, trong khi phần lồng tiếng là do hãng Aoni Production thực hiện; nhân vật Doraemon ban đầu được lồng tiếng bởi Tomita Kōsei (về sau là Nozawa Masako)[49] Trong giai đoạn kết thúc loạt phim, vì các vấn đề về tài chính nên hãng sản xuất anime phá sản và các original master đã bị bán hoặc hỏng.[50] Các tập được phát đi phát lại bằng băng bởi Nippon Television và một số đài truyền hình địa phương cho đến năm 1979,[51][52] với lần phát lại cuối cùng dang dở là trên Toyama Television[53] do Shogakukan (nhà sản xuất phiên bản mới của Doraemon) yêu cầu ngừng phát sóng,[54] vì sợ gây nhầm lẫn cho các em nhỏ.[55] Năm 1995, một số tập được tìm thấy trong kho lưu trữ của công ty Studio Rush (sau này là IMAGICA)[56] và vào năm 2003, một số tập khác được nhà sản xuất Masami Jun khôi phục.[49] Tính đến năm 2013, có 21 tập trong tổng số 52 tập được phục hồi và có 2 tập trong số đó là không có tiếng.[47]

Loạt anime thứ hai dựa trên manga được Shin-Ei Animation sản xuất, phát sóng từ ngày 2 tháng 4 năm 1979 đến ngày 18 tháng 3 năm 2005 trên TV Asahi.[57] Một loạt nhân viên khác đã được tuyển dụng để thực hiện bản anime này do Fujiko F. Fujio không đánh giá cao bản chuyển thể trước đó;[47] đạo diễn chính được chuyển giao cho Shibayama Tsutomu,[57][58] Nakamura Eiichi phụ trách đạo diễn hoạt hình[58]thiết kế nhân vật[59] trong khi phần âm nhạc do Kikuchi Shunsuke đảm nhiệm.[57][60] Ở phần lồng tiếng, Nobita do Ohara Noriko thực hiện trong khi đó Ōyama Nobuyo lồng tiếng cho Doraemon;[61] vì lý do này mà series còn có tên gọi khác là phiên bản Ōyama.[62] Tổng cộng có 1787 tập được sản xuất và do Toho phân phối trên cả VHSDVD.[63][64] Hãng Shin-Ei Animation cũng tham gia giám sát việc sản xuất loạt anime Doraemon thứ ba,[65] series được phát sóng trên TV Asahi từ 15 tháng 4 năm 2005 đến nay với các seiyū mới thay thế cho những diễn viên lồng tiếng đã làm việc liên tục hơn 20 năm trước đó:[66] nhân vật Doraemon được lồng tiếng bởi Mizuta Wasabi còn Ōhara Megumi lồng tiếng cho Nobita.[67][68] Series bắt đầu phát hành trong định dạng DVD từ ngày 10 tháng 2 năm 2006 dưới nhãn Shogakukan Video; và được đặt tên là New TV-ban Doraemon (NEW TV 版 ドラえもん, New TV-ban Doraemon? tạm dịch "Doraemon - Tân bản truyền hình").[69][70]

Tương tự như manga, anime Doraemon đã xuất hiện tại Việt Nam từ rất sớm thông qua truyền hình và băng đĩa, nhưng không có bản quyền.[71] Từ năm 2010, TVM Corp. cấp phép sản xuất phiên bản lồng tiếng Việt của bộ phim với Thùy Tiên lồng tiếng cho Doraemon còn Nobita là Anh Tuấn,[72] phát sóng trên kênh xã hội hóa HTV3 thuộc Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh.[71] Từ năm 2014 trở đi, như hệ quả của việc thay đổi diện mạo,[73] theo sau đó là thay đổi công ty điều hành,[74][75] HTV3 bắt đầu thay đổi diễn viên lồng tiếng cho một số nhân vật trong phim.[76][77][78][79] Phần tựa phim ban đầu được dịch dưới tên gọi Doraemon – Mèo máy thông minh,[80] tuy nhiên sau hai buổi phát sóng thì đổi thành Doraemon – Chú mèo máy đến từ tương lai[81] và tựa đề này được sử dụng cho đến nay; đồng thời ca khúc chủ đề mở đầu phim gốc được hát lại lời bằng tiếng Việt. Sau 370 tập (185 buổi phát sóng), HTV3 tạm ngừng phát loạt anime thứ hai để chuyển sang loạt anime thứ ba.[82] Về sau các tập này được POPS Worldwide phát hành lại trên nền tảng kỹ thuật số.[83]

Ngoài ra, Doraemon còn được phát sóng hơn sáu mươi quốc gia khác trên thế giới.[84] Tại Thái Lan được trình chiếu trên Channel 9 từ năm 1982,[85] tại Trung Quốc được trình chiếu vào năm 1989 bởi Guandong TV và sau đó là CCTV-2 vào năm 1991,[86] và tại Philippines trên GMA Network từ năm 1999.[87] Kể từ năm 2005, anime được trình chiếu tại Ấn Độ trên Hungama TV,[88] thêm vào đó các nước châu Á khác đã phát sóng Doraemon bao gồm Hồng Kông, Singapore, Đài Loan, Malaysia, IndonesiaHàn Quốc.[89] Tại Tây Ban Nha, anime được phát sóng vào năm 1993 trên TVE-2 và sau đó là Boing từ năm 2011;[90][91] tác phẩm cũng được phân phối ở Bồ Đào Nha và các nước Mỹ Latinh, bao gồm Brazil, ColombiaChile.[92][93][94] Tại Pháp, Doraemon ban đầu được phát sóng trên TV6 vào năm 2003, nhưng nhanh chóng phải dừng lại do xếp hạng thấp; sau đó được hồi sinh trên Boing vào năm 2014.[95] Cùng năm, Disney phân phối anime tại Ba Lan, Thổ Nhĩ KỳHoa Kỳ.[96][97][98]

Phim điện ảnh

Có 40 phim điện ảnh Doraemon do Shin-Ei Animation sản xuất và phân phối bởi Toho kể từ năm 1980.[2][99] Hai mươi lăm phim đầu tiên liên quan đến loạt anime năm 1979, trong khi các phim còn lại nằm trong loạt anime năm 2005.[2] Các bộ phim liên quan đến loạt anime năm 1979 hầu như do Shibayama Tsutomu đạo diễn và Fujiko F. Fujio viết kịch bản cho đến năm 1996;[100][101] sau khi tác giả qua đời, kịch bản của những bộ phim còn lại do Kishima Nobuaki đảm nhiệm.[102] Cốt truyện của các bộ phim phức tạp hơn các câu chuyện trong manga hoặc anime và chủ yếu mang tính chất phiêu lưu.[16][103] Chủ đề phim thường dựa trên văn hóa dân gian Nhật Bản hoặc lấy cảm hứng từ các tác phẩm văn học,[104][105] hoặc đề cập đến các chủ đề liên quan đến môi trường, lịch sử và công nghệ.[106][107][108]

Vào ngày 8 tháng 8 năm 2014, Stand by Me Doraemon được phát hành tại Nhật Bản, dựa trên năm chương truyện nổi tiếng nhất của manga: "Mirai no Kuni Kara Harubaruto" (未来の国からはるばると, "Mirai no Kuni Kara Harubaruto"? tạm dịch "Người bạn đến từ tương lai), "Yukiyama no Romance" (雪山のロマンス, "Yukiyama no Romance"? tạm dịch "Sự lãng mạn trên đỉnh núi tuyết"), "Nobita no Kekkon Zen'ya" (のび太の結婚前夜, "Nobita no Kekkon Zen'ya"? tạm dịch "Đêm trước ngày cưới của Nobita"), "Sayonara, Doraemon!" (さよなら, ドラえもん!, "Sayonara, Doraemon!"? tạm dịch "Tạm biệt Doraemon!") và "Kaette Kita Doraemon" (帰ってきた ドラえもん, "Kaette Kita Doraemon"? tạm dịch "Doraemon trở lại") mô tả về lần gặp gỡ đầu tiên cho đến khi chia tay giữa Doraemon và Nobita.[109] Bộ phim được thực hiện hoàn toàn bằng đồ họa máy tính 3D do Yamazaki Takashi và Yagi Ryūichi đồng đạo diễn;[110] tổng doanh thu hơn 183 triệu đôla Mỹ, cao nhất trong lịch sử thương hiệu truyền thông của Doraemon.[111] Nhờ vào thành tích nổi bật này, dẫn đến sự ra đời của Stand by Me Doraemon 2, chính thức khởi chiếu từ 20 tháng 11 năm 2020 với đạo diễn và biên kịch như phần phim trước đó.[112]

Phim ngắn, OVA và crossover

Nhiều phim ngắn dựa trên Doraemon đã được sản xuất, phát hành từ năm 1989 đến năm 2004 song hành với các bộ phim điện ảnh trong nhượng quyền thương hiệu.[2] Việc chuyển thể ở dạng anime liên quan đến một số câu chuyện tiêu biểu nhất trong tác phẩm, bao gồm: 2112: Doraemon ra đời, xoay quanh những chuyện trước khi Doraemon gặp Nobita;[113] Đêm trước đám cưới Nobita trong đó kể về các sự kiện liên quan đến cuộc hôn nhân giữa Nobita và Shizuka;[114] Boku no Umareta HiKỉ niệm về bà trong đó mối quan hệ giữa Nobita với ba mẹ và bà được liên kết chặt chẽ.[115][116] Các phim ngắn tiếp theo tập trung vào nhân vật Dorami và Đội quân Doraemon.[2] Năm 1981, Toho phát hành bộ phim Doraemon: Boku, Momotarō no nan'na no sa, xoay quanh truyền thuyết dân gian Nhật Bản về Momotarō.[117]

Năm 1994, một OVA giáo dục được sản xuất, Doraemon: Nobita to Mirai Note (ドラえもん のび太と未来ノート, Doraemon: Nobita to Mirai Note? tạm dịch "Doraemon: Nobita và cuốn nhật ký tương lai") trong đó các nhân vật chính của tác phẩm bày tỏ mong muốn làm cho Trái Đất trở nên tốt đẹp hơn.[118] Vào ngày 9 tháng 11 năm 2018, một tập phim crossover với loạt phim trinh thám Đặc vụ Tokyo (相棒, AIBOU?) đã được phát sóng trên TV Asahi, trong đó hai diễn viên Mizutani Yutaka và Sorimachi Takashi cũng tham gia, lồng tiếng cho nhân vật mà họ đã đóng.[119]

Nhạc kịch

Một vở nhạc kịch mang tên Butaiban Doraemon: Nobita to Animal Planet (舞台版 ドラえもん のび太とアニマル惑星, Butaiban Doraemon: Nobita to Animal Planet? tạm dịch "Nhạc kịch Doraemon: Nobita và hành tinh muông thú") dựa trên phim điện ảnh cùng tên năm 1990, được công diễn lần đầu tại Tokyo Metropolitan Theatre từ ngày 4 tháng 9 đến ngày 14 tháng 9 năm 2008. Đạo diễn và biên kịch là Kokami Shoji; nhân vật Nobita do Sakamoto Makoto thủ vai, trong khi Suho Reiko đóng vai Shizuka; vai Jaian và Suneo lần lượt được giao cho Waki Tomohiro ​​và Kobayashi Kensaku. Doraemon có giọng của nữ diễn viên lồng tiếng quen thuộc của cậu Mizuta Wasabi.[120][121] Vở nhạc kịch sau đó được hồi sinh tại Sunshine Theater ở Tokyo từ ngày 26 tháng 3 đến ngày 2 tháng 4 năm 2017; sau đó được trình diễn lại tại các tỉnh khác ở Nhật Bản, bao gồm Fukuoka, Osaka, MiyagiAichi.[122] Kịch bản và đạo diễn vẫn do Kokami Shoji đảm nhiệm.[123] Các vai như Nobita và Shizuka lần lượt được chuyển giao cho Ogoe Yuuchi và Higuchi Hina, còn Jaian và Suneo do Azuma Koki và Jinnai Shō phụ trách;[124] nữ seiyū Mizuta Wasabi tiếp tục lồng tiếng cho nhân vật Doraemon.[122]

Soundtrack

Nhạc nền của loạt anime năm 1973 được biên soạn bởi Koshibe Nobuyoshi;[49] ông cũng biên khúc cho bài hát chủ đề mở đầu "Doraemon" (ドラえもん, "Doraemon"?) và kết thúc "Doraemon Rumba (ドラえもん ルンバ, "Doraemon Rumba? tạm dịch "Điệu rumba của Doraemon"), cả hai đều được trình bày bởi Naitō Harumi.[46] Đối với loạt anime năm 1979 tiếp theo, việc soạn nhạc được chuyển giao cho Kikuchi Shunsuke, người đã biên khúc "Doraemon no Uta" (ドラえもんのうた, "Doraemon no Uta"? tạm dịch "Bài hát về Doraemon");[46][60] ca khúc này đã được biểu diễn bởi nhiều nghệ sĩ khác nhau, bao gồm cả Ōsugi KumikoYamano Satoko.[125] Nhân dịp khởi động lại bộ anime diễn ra vào năm 2005, phần âm nhạc được giao cho Sawada Kan.[126][127] Ngoài ra còn bốn ca khúc mở đầu khác bao gồm một bài phiên bản nhạc cụ của "Doraemon no Uta" do nhóm nhạc Trung Quốc Twelve Girls Band biểu diễn;[67] "Hagushichao" (ハグしちゃお, "Hagushichao"? tạm dịch "Hãy ôm nhau") do Natsukawa Rimi trình bày;[128] "Yume wo Kanaete Doraemon" (夢をかなえてドラえもん, "Yume wo Kanaete Doraemon"? tạm dịch "Doraemon biến giấc mơ thành hiện thực") do Mao thực hiện, phát sóng từ 2007 đến 2018;[68][129] và "Doraemon" do Hoshino Gen trình bày, được phát sóng từ tháng 10 năm 2019 đến nay.[130]

Nhiều bộ sưu tập ca khúc chủ đề của loạt anime và phim điện ảnh liên quan đã được bán trên thị trường. Ban đầu, các ca khúc chủ yếu được phát hành trong dạng băng cassette.[131] Từ thập niên 1990 trở đi, CD trở nên phổ biến nên kéo theo các ca khúc trong Doraemon dần chuyển sang định dạng này với hai loại hình phát hành cơ bản là đĩa đơnalbum tổng hợp.[132][133] Bên cạnh đó, các đoạn nhạc nền trong phim điện ảnh Doraemon đã được Nippon Columbia cho phát hành từ tháng 3 năm 2001 đến nay trong chuỗi album "Doraemon Soundtrack History" (ドラえもんサウンドトラックヒストリー, "Doraemon Soundtrack History"?).[134][135][136]

Trò chơi và trò chơi video

Nhiều trò chơi video dành cho các dòng máy console khác nhau dựa trên Doraemon đã ra đời, dành riêng cho thị trường Nhật Bản.[137] Trò chơi video đầu tiên lấy cảm hứng từ series là Dora-chan (ドラちゃん, Dora-chan?) do Craul Denshi phát hành vào năm 1980 tuy nhiên sau đó bị rút khỏi thị trường do vi phạm bản quyền.[138] Năm 1983, Bandai mua bản quyền sản xuất ra Dokodemo Dorayaki Doraemon (どこでも ドラヤキ ドラえもん, Dokodemo Dorayaki Doraemon?), một trò chơi arcade lấy cảm hứng từ Pac-Man;[139] một trò chơi nền tảng NES khác, Doraemon, được phát triển bởi Hudson Soft với hơn 150 000 bản được bán ra, trở thành trò chơi video được mua nhiều thứ 10 ở Nhật Bản vào năm 1986.[140][141] Năm 2007, SEGA phát hành Doraemon Wii - Himitsu Dōgu Ō Kettei-sen, trò chơi video đầu tiên trong nhượng quyền thương hiệu được phân phối qua bảng điều khiển Wii.[142] Các nhân vật trong Doraemon cũng xuất hiện trong loạt trò chơi video âm nhạc Taiko no Tatsujin, do Namco phát triển từ năm 2001.[143]

Một số trò chơi bài lấy cảm hứng từ Doraemon đã được sản xuất, phân phối tương tự như các bộ phim điện ảnh chiếu rạp hoặc trong những dịp cụ thể liên quan đến nhượng quyền thương hiệu.[144][145] Năm 2016, sự hợp tác giữa Asatsu-DKMattel cho phép tạo ra một ấn bản Uno về các nhân vật trong series; phiên bản này chỉ được phân phối ở Nhật Bản.[146]

Spin-off

Đội quân Doraemon, một manga dựa trên tác phẩm do Tanaka Michiaki sáng tác, được xuất bản bởi Shogakukan từ ngày 1 tháng 12 năm 1994 đến ngày 1 tháng 5 năm 2000. Từ ngày 1 tháng 5 năm 1995 đến ngày 1 tháng 11 năm 2000, cũng nhà xuất bản trên cho ra mắt thêm Đội quân Doraemon đặc biệt do Tanaka Michiaki và Miyazaki Masaru phối hợp thực hiện, như một phần phụ của tác phẩm trước. Hai tác phẩm đã được phát hành với tổng cộng 21 tankōbon.[147][148] Manga thứ hai dựa trên Doraemon, mang tên Doraemon bóng chày, được Shogakukan phát hành từ ngày 15 tháng 8 năm 2000 đến ngày 15 tháng 9 năm 2011 trên tạp chí CoroCoro Comic hàng tháng và sau đó được đưa vào trong 23 tankōbon;[149] do Mugiwara Shintarō sáng tác, manga có sự xuất hiện của chú mèo máy Kuroemon và tập trung vào trò bóng chày.[150] Vào tháng 9 năm 2014, nhà xuất bản Nihon Bungeisha công bố trên tạp chí Comic Heaven về bộ manga Nozoemon (のぞえもん, Nozoemon?), được sáng tạo bởi Hikari Fujisaki với cốt truyện parody khiêu dâm lolicon về các nhân vật trong Doraemon;[151] nội dung của manga được cho là không phù hợp và bị Asatsu-DK khiếu nại, sau đó ngừng phát hành.[152]